Trong Tam Quốc diễn nghĩa Vấn đề Kinh châu thời Tam Quốc

Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung gọi Giang Lăng – thủ huyện của Nam Quận là “thành Nam Quận”; còn thành Công An thuộc huyện Sàn Lăng quận Vũ Lăng, là bản doanh của Lưu Bị ở Kinh châu thời kỳ đầu (trước khi mượn được Giang Lăng), thì La Quán Trung gọi là “thành Kinh châu”. Vấn đề Kinh châu trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa được La Quán Trung mô tả theo quan điểm đứng về phía Thục nên có những tình tiết hư cấu có lợi về lý lẽ cho bên Thục.

La Quán Trung hư cấu việc Khổng Minh thừa cơ chiếm cả Giang Lăng, Tương Dương, Công An từ tay Tào Nhân, nẫng tay trên của Chu Du khiến Chu Du phát uất thổ máu; trong khi thực tế là Tào Nhân vẫn giữ thành Tương Dương còn Chu Du đã chiếm được Giang Lăng. Do La Quán Trung hư cấu việc Lưu Bị chiếm được cả Giang Lăng và Tương Dương nên sau này Lỗ Túc theo lệnh Tôn Quyền và Chu Du đi "đòi Kinh châu" thực chất là "đòi xương máu trận Xích Bích"; Lưu Bị và Gia Cát Lượng trả ơn xương máu của người Giang Đông bằng cách chấp nhận ký giấy "mượn Kinh châu" - vùng đất đang nắm được trong tay. Tình tiết hư cấu này che mờ thực tế là Lưu Bị và Gia Cát Lượng phải thỉnh cầu Tôn Quyền để được bàn giao Giang Lăng, đánh đổi nửa quận Giang Hạ của Lưu Kỳ mới mất mà có.

Đối với việc Quan Vũ để mất 3 quận phía nam Kinh châu vào tay Lỗ Túc, La Quán Trung lại hư cấu việc Tôn Quyền bắt giam gia quyến Gia Cát Cẩn - anh của Gia Cát Lượng, gây sức ép buộc Lưu Bị "trả 3 quận Trường Sa, Linh Lăng và Quế Dương". Lưu Bị là người nhân đức, trọng tình cảm nên chấp nhận trả 3 quận cho Tôn Quyền - đó chính là ranh giới mới lấy sông Tương Thủy làm mốc năm 215 trong thực tế.

Đến năm 219 khi Quan Vũ phát động bắc phạt thì La Quán Trung lại để Quan Vũ đánh chiếm được Tương Dương lần thứ hai và điều này vẫn là hư cấu. Vì vậy, khi Quan Vũ bị Từ Hoảng đánh bại và bị Lã Mông đánh úp mất "đất nhà" lại không chạy về Tương Dương mà lại phải chạy ra Mạch Thành

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vấn đề Kinh châu thời Tam Quốc http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E...